Kính thưa: quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!
Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc đối với rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành “thú dữ”, gây hại đến sức khỏe của con người. Hôm nay tôi xin gửi đến quý thầy cô và học sinh những thông tin tuyên truyền về Bệnh Dại và cách phòng chống bệnh Dại.
Bệnh dại là gì?
1. Khái niệm:
Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus Dại (Rabies virus). Đây là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương, lây truyền bơi chất tiết do vết cắn, vết liếm của động vật mắc dại (thường là chó, mèo). Nước dãi của động vật bị dại có thể truyền bệnh dại với người nếu tiếp xúc với mắt, miệng hoặc mũi.
2. Các biểu hiên của bênh Dai ở chó, mèo:
- Ở chó: Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, kín đáo, tru lên từng hồi; bồn trồn, nhảy lên đớp không khí. Chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu. Chó bỏ ăn, sốt, có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được, chảy nước dãi, sùi bọt mép, bồn trồn, sợ sệt, đi lại không có chủ định, trở nên dữ tợn, điên cuồng. Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ cũng cắn gặm, tấn công chó khác, kể cả người.
- Ở mèo: Mèo ít bị mắc bệnh Dại hơn chó, bệnh Dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó. Mèo hay núp mình vào chỗ vắng, hay kêu, bồn chồn; khi người chạm vào thì nó cắn mạnh và hăng, tạo vết thương sâu.
3. Biểu hiện của bệnh dại trên người
Thời gian ủ bệnh ở người thường từ 2 - 8 tuần, từ khi mắc bệnh và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thường là 10 ngày đến 3 tháng, có thể kéo dài đến trên 1 năm. Thời gian này phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và số lượng virus được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có 2 thể bệnh lâm sàng là thể viêm não và thể liệt.
+ Thể viêm não: triệu chứng đầu tiên mà sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo chán ăn, mất ngủ, bồn chồn, đồng thời xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân tăng tiết nước bọt nên không thể nhai, nuốt và thường xuyên khạc nhổ, đồng tử giãn, co thắt hầu họng và sẽ tử vong nhanh chóng.
+ Thể liệt: xuất hiện triệu chứng liệt từ tay, chân đến các cơ, rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Liệt lan đến cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong.
4. Xử trí khi bị chó, mèo dại cắn, cào
Người bị chó, mèo cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng, sát khuẩn vết thương bằng cồn iod để chống bội nhiễm, giảm đến mức tối đa số lượng virus dại xâm nhập vào người… và đến trung tâm y tế dự phòng gần nhất để được bác sĩ tư vấn về liệu trình điều trị dự phòng, tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam.
Đối với chó nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong vòng 14 ngày.
Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày.
5. Phòng ngừa bệnh dại
Để phòng ngừa bệnh dại hiệu quả, mọi người, mọi gia đình phải chấp hành, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cơ quan thú y địa phương. Khi nuôi chó với số lượng nhiều từ 5 con trở lên phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh, không thả chạy rong, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư khi đưa chó ra đường phải có người dẫn và có rọ mõm.
6. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút (nước ấm càng tốt), nếu không có xà phòng thì phải rửa vết thương bằng nước sạch đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone-Iodine, tuyết đối không cố gắng nặn máu.
- Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn.
- Đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại ngay sau khi bị chó cắn. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không chữa dại thuốc Đông, thuốc Nam hoặc thuốc lá.
- Không đắp, sát bất cứ loại lá nào lên vết thương.
- Trẻ em bị chó mèo cắn cần báo cho cha mẹ biết để xử lí kịp thời.
- Đổi với người bị chó, mèo nghi dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh, cần đến ngay Trung tâm Y tế hoặc các Trạm Y tế phường để được khám, tư vấn và tiêm phòng vắc xin dại càng sớm càng tốt. Đối với chó, mèo nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong 14 ngày. Đối với chó, mèo không tiêm phòng đại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày, nếu chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.
- Trường hợp người có nguy cơ cao với vi rút dại như người làm nghề giết mổ chó, người đi đến khu vực có lưu hành bệnh dại cần đến cơ sở y tế, Trung tâm Y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại.
Ngoài bệnh dại, chó và mèo còn truyền nhiều căn bệnh khác, trong đó có không ít bệnh nguy hiểm, khó chữa.
Những gia đình có trẻ em nên tạm dừng nuôi chó, mèo, tuyệt đối không cho trẻ ôm hôn chó mèo, nhất là phần đuôi của chó mèo, vì đuôi và lông dính rất nhiều chất thải. Đặc biệt là không cho trẻ nhỏ chọc phá, trêu ghẹo chó, mèo lạ, nhất là chó, mèo chạy rong ngoài đường.
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh lông chó, mèo rụng bay khắp nhà dính lên giường chiếu, quần áo, chăn nệm.
Y tế học đường
Hoàng Thị Kim Anh