1. Lịch sử ra đời Ngày Phụ Nữ Việt Nam - 20/10
Từ
năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng
lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các
tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:
- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị
Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc
Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây
dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.
- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê
Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học
Đồng Khánh.
- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh
Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân
Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ
Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông
Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình
quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và
đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các
đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ
để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
- Chính vì vậy, vào ngày 20
tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội
Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày
truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn
vinh phụ nữ Việt Nam.
- Ngày 31/8/2010, Đoàn Chủ tịch Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trình Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
xin chủ trương công nhận Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Ngày 15/10/2010, Ban Bí thư
ra thông báo số 382/TB-TW do đ/c Trương Tấn Sang ký công nhận Ngày Phụ nữ Việt
Nam 20/10, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ và tổ
chức phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của đất nước.
- Trong đấu tranh cách mạng, phụ nữ
Việt Nam không chỉ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến mà chính họ còn là
những chiến sỹ cách mạng kiên cường bất khuất, những nữ dân quân du kích, nữ
thanh niên xung phong mở đường, tải gạo, tải đạn với ý chí quật cường, chịu
đựng gian khổ với tinh thần lạc quan cách mạng, họ chăm sóc thương binh, đồng
đội bằng tất cả tấm lòng yêu thương. Đó chính là chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị
Võ Thị Sáu, chị Lê Thị Hồng Gấm, chị Nguyễn Thị Định, Anh hùng liệt sĩ - Bác sĩ
Đặng Thùy Trâm.....
Họ là những người mẹ Việt Nam anh
hùng!
2. Ý nghĩa
ngày 20/10
- Trong suốt chiều dài lịch sử nước ta, người phụ nữ Việt
Nam đã và đang khẳng định được vị thế quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, xây
dựng, phát triển đất nước.
- Ngày 20/10 được chọn là Ngày Phụ nữ Việt Nam cho thấy sự
coi trọng của Đảng và toàn xã hội với vai trò, đóng góp quan trọng của người
phụ nữ Việt Nam.
- Ngày 20/10 còn là dấu mốc quan trọng để xác nhận quyền
bình đẳng của phụ nữ trong việc bỏ phiếu và tham gia các hoạt động chính trị,
xã hội.
- Phụ nữ Việt Nam, dù trong thời chiến hay thời bình, vẫn
là những người yêu nước, có trí tuệ, sức khoẻ, năng lượng sáng tạo và duyên
dáng.
Ngày Phụ
nữ Việt Nam 20/10 hàng năm là ngày đất nước, xã hội ghi nhận và vinh danh những
đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam.
- Dịp lễ 20/10 cũng là cơ hội cho nam giới thể hiện tình
cảm, gửi gắm yêu thương qua những món quà ý nghĩa dành cho mẹ, vợ, con gái…